1
Bạn cần hỗ trợ?

Bình luận National Assembly Là Gì – National Assembly In Vietnamese

Phân tích National Assembly Là Gì – National Assembly In Vietnamese là conpect trong bài viết hôm nay của Mỹ phẩm Nga Hàn. Tham khảo bài viết để biết chi tiết nhé.

Quốc hội (National Assembly) là gì? Quốc hội tiếng Anh là gì? Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội? Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của đất nước.

Bạn đang xem: National assembly là gì

Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Nhân dân sử dụng quyền lực Nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Vậy Quốc hội là gì? Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội được quy định như thế nào?

1. Quốc hội là gì?

Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội là cơ quan duy nhất do cử tri cả nước bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Ðại biểu Quốc hội được cử tri bầu ra tại các đơn vị bầu cử, chịu trách nhiệm trước cử tri bầu ra mình và trước cử tri cả nước.

Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một cơ quan thực hiện quyền lập pháp quan trọng trong hệ thống chính trị Việt Nam, là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân Việt Nam và là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Cơ quan này có ba chức năng chính:

Lập hiến, lập pháp. Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Giám sát tối cao hoạt động của Nhà nước.

Nhiệm kì của mỗi khóa Quốc hội kéo dài 5 năm. Mỗi năm Quốc hội họp thường kỳ 2 lần. Trong lần bầu cử gần nhất năm 2016, Quốc hội Việt Nam có 496 Đại biểu được bầu, nhưng 2 người bị truất quyền Đại biểu nên còn 494 người tham gia khóa họp Quốc hội đầu tiên. Về sau vài Đại biểu từ nhiệm hoặc bị kỷ luật nên hiện tại còn 483 Đại biểu. Quốc hội Việt Nam tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số. Các đơn vị trực thuộc bao gồm Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội Việt Nam.

Quốc hội Việt Nam hiện nay là thành viên của Liên minh Nghị viện thế giới (IPU), Hội đồng Liên Nghị viện ASEAN (AIPA), Hội đồng Nghị viện châu Á (APA), Diễn đàn các nghị sĩ về dân số và phát triển (AFPPD), Liên minh Nghị viện các nước Châu Á – Thái Bình Dương (APPU), Tổ chức nghị sĩ thầy thuốc thế giới (IMPO) là thành viên sáng lập Diễn đàn Nghị sĩ các nước châu Á – Thái Bình Dương (APPF), Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF). 

Chức vụ đứng đầu Quốc hội Việt Nam là Chủ tịch Quốc hội, đứng đầu là bà Nguyễn Thị Kim Ngân.

2. Quốc hội tiếng Anh là gì?

Quốc hội tiếng Anh là Congress/ National Assembly.

Một số cụm từ liên quan đến Quốc hội như sau:

Dù có bản chất và chức năng gần tương tự nhau, tên gọi của cơ quan lập pháp (legislature) mỗi nước lại không giống nhau. Nói chung, National Assembly (Quốc hội)Parliament (Nghị viện), và Congress (Quốc hội lưỡng viện) là những cái tên được sử dụng nhiều nhất. Trong tiếng Việt, chữ Quốc hội có thể dùng chung để chỉ cơ quan lập pháp các nước, có thể là độc viện unicameral legislature – chỉ gồm một viện (Hạ viện) hay đa viện multicameral legislature – có từ hai viện trở lên. Quốc hội lưỡng viện bicameral legislature – bao gồm Thượng viện và Hạ viện. Thượng viện là Upper house, thường được gọi là Senate, và Hạ viện là Lower house. Thành viên của Thượng viện gọi là Thượng nghị sĩ hoặc Thượng nghị viên Senator, thành viên của Hạ viện gọi là Dân biểu Representative. Quốc hội tam viện tricameral legislature hay tứ viện tetracameral legislature cũng từng tồn tại.

Về mặt từ nguyên, chữ legislature có nguồn gốc từ legislation (luật pháp, sự làm luật), chữ này xuất hiện từ giữa thế kỷ 17, bắt nguồn từ tiếng Latin muộn (Late Latin, 200-600 SCN) legis latio(n-), với lex là luật, và latus là xây dựngParliament bắt nguồn từ tiếng Pháp (khoảng những năm 1400), parlement là nói (danh từ), với động từ parlerCongress bắt nguồn từ tiếng Latin, congressus, từ chữ congredi là gặp, với con là cùng nhau, và gredi là đi bộ. Chữ unicameral hay bicameral bắt nguồn từ tiếng Latin, với uni là mộtbi là hai, và camera là phòng, việnSenate bắt nguồn từ tiếng Pháp, senat, và tiếng Latin, senatus, từ senex là người già, có thể là ngụ ý nhắc tới Viện Nguyên lão của La Mã cổ đại.

Xem thêm: Phí Thc Là Gì – Phụ Phí Thc Trong Vận Tải Container

Các tổ chức siêu quốc gia: Liên minh châu Âu (European Union – EU) có hai cơ quan lập pháp: Hội đồng Liên minh châu Âu hay Hội đồng Bộ trưởng Council of the European Union và Nghị viện châu Âu European Parliament. Nghị viện châu Âu gồm 736 thành viên, là khu bầu cử dân chủ lớn thứ hai trên thế giới, sau Ấn Độ, và là khu bầu cử xuyên quốc gia lớn nhất thế giới, gồm 27 nước với khoảng 500 triệu công dân. Cơ quan lập pháp của Liên minh châu Phi (African Union – AU) là Nghị viện châu Phi Pan-African Parliament (PAP), hay còn gọi là African Parliament. Của Cộng đồng các nước Mỹ Latin và vùng Caribe (Community of Latin American and Caribbean States – CELAC) là Nghị viện Mỹ Latin Latin American Parliament.

Các nước có cơ quan lập pháp gọi là National Assembly (một số quốc gia trong danh sách này có Quốc hội lưỡng viện với Hạ viện hoặc Thượng viện được gọi là National Assembly, trong trường hợp đó sẽ có chú thích (Hạ viện) hoặc (Thượng viện) đi kèm): Afghanistan, Angola, Armenia, Azerbaijan, Bahrain (Ba-ranh), Belarus, Benin (Bê-nanh), Bhutan (Hạ viện), Bulgaria, Campuchia (Hạ viện), Cameroon (Hạ viện), Congo (Hạ viện), Cuba, Hàn Quốc, Hungary, Lào, Nam Phi (Hạ viện), Nigeria, Pakistan (Hạ viện), Pháp (Hạ viện), Ba Lan, Serbia, Slovenia (Hạ viện), Tajikistan (Thượng viện), Thái Lan (Lưỡng viện), Việt Nam…

Các nước có cơ quan lập pháp gọi là Parliament (các nước không có chú thích gì thêm được hiểu là có Quốc hội lưỡng viện): Ai Cập, Ai-len, Algeria, Ấn Độ, Bhutan, Cameroon, Canada, Congo, Kazakhstan, Malaysia, Pakistan, Pháp, Phần Lan (Độc viện), Romania, Séc, Singapore (Độc viện), Sri Lanka, Slovenia, Úc, Ý, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ai-len (gồm Viện quý tộc House of Lords, Thượng viện và Viện thứ dân House of Commons, Hạ viện), Zimbabwe…

Các nước có cơ quan lập pháp gọi là Congress (các nước này đều có Quốc hội lưỡng viện): Colombia, Hoa Kỳ (gồm Viện Dân biểu và Thượng viện), Paraguay, Philippines…

Các nước có cơ quan lập pháp gọi là National Congress (các nước này đều có Quốc hội lưỡng viện): Argentina, Brazil, Chile, Cộng hòa Dominica, Palau…

3. Chức năng của Quốc hội

Về chức năng của Quốc hội, Hiến pháp năm 2013 đã xác định rõ hơn, khái quát hơn trên ba phương diện: thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp; quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước; giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

Trước hết, về thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, Hiến pháp năm 2013 đã có sự phân biệt rõ ràng giữa quyền lập hiến, quyền lập pháp và thay quy định “Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp” bằng quy định “Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp” (lập hiến và lập pháp theo Hiến pháp năm 1992 là một quyền). Hiến định nội dung này, Hiến pháp năm 2013 đòi hỏi Quốc hội phải tập trung hơn nữa vào chức năng làm luật để khắc phục tình trạng vừa thiếu pháp luật, vừa mẫu thuẫn, chồng chéo trong hệ thống pháp luật, thực hiện có hiệu quả chủ trương của Đảng trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bảo đảm mọi hoạt động của các cơ quan Nhà nước, trong đó có Quốc hội đều phải tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, không thể tự định cho mình những nhiệm vụ, quyền hạn khác ngoài những nhiệm vụ và quyền hạn đã được Hiến pháp, pháp luật quy định.

Thứ hai, về quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, so với quy định của Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 đã quy định theo hướng khái quát hơn, bảo đảm phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo cơ sở để cụ thể hóa nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội trong Hiến pháp và trong các đạo luật chuyên ngành.

Theo đó, Quốc hội chỉ quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước như: quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế – xã hội của đất nước (khoản 3 Điều 70); quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế; quyết định phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; quyết định mức giới hạn an toàn nợ quốc gia, nợ công, nợ chính phủ; quyết định dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước (khoản 4 Điều 70); quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của nhà nước (khoản 5 Điều 70); quyết định đại xá (khoản 11 Điều 70); quyết định vấn đề chiến tranh và hòa bình và quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia (khoản 13 Điều 70); quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại; phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế liên quan đến chiến tranh, hòa bình, chủ quyền quốc gia, tư cách thành viên của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại các tổ chức quốc tế và khu vực quan trọng, điều ước quốc tế về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và các điều ước quốc tế khác trái với luật, nghị quyết của Quốc hội (khoản 14 Điều 70); quyết định trưng cầu ý dân (khoản 15 Điều 70).

Thứ ba, về giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước. Đây là hoạt động mang tính chất chính trị, thể hiện ý chí của cử tri và là một trong những tiêu chí để đánh giá tính hiệu lực, hiệu quả của quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. So với Hiến pháp năm 1992 thì quy định này có những điểm mới đáng chú ý sau:

(1) phạm vi thẩm quyền giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước của Quốc hội là có giới hạn, không mở rộng đến “toàn bộ” hoạt động của Nhà nước (bao gồm các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp ở Trung ương và các cơ quan nhà nước ở địa phương mà chỉ tập trung vào các cơ quan ở trung ương như Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao).

(2) Bổ sung thẩm quyền của Quốc hội trong việc thực hiện quyền giám sát tối cao đối với các thiết chế độc lập như Kiểm toán nhà nước, Hội đồng bầu cử quốc gia và các cơ quan nhà nước khác do Quốc hội thành lập.

(3) Quy định khái quát để các luật có điều kiện cụ thể hóa những hoạt động nào của Nhà nước thuộc thẩm quyền giám sát tối cao của Quốc hội. 

4. Nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội

Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật;

2. Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; xét báo cáo công tác của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập;

3. Quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế – xã hội của đất nước;

4. Quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế; quyết định phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; quyết định mức giới hạn an toàn nợ quốc gia, nợ công, nợ chính phủ; quyết định dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước;

5. Quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước;

6. Quy định tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước, chính quyền địa phương và cơ quan khác do Quốc hội thành lập;

7. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng Kiểm toán nhà nước, người đứng đầu cơ quan khác do Quốc hội thành lập; phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; phê chuẩn danh sách thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh, Hội đồng bầu cử quốc gia.

Sau khi được bầu, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phải tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp;

8. Bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn;

9. Quyết định thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ của Chính phủ; thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt; thành lập, bãi bỏ cơ quan khác theo quy định của Hiến pháp và luật;

10. Bãi bỏ văn bản của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội;

11. Quyết định đại xá;

12. Quy định hàm, cấp trong lực lượng vũ trang nhân dân, hàm, cấp ngoại giao và những hàm, cấp nhà nước khác; quy định huân chương, huy chương và danh hiệu vinh dự nhà nước;

13. Quyết định vấn đề chiến tranh và hoà bình; quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia;

14. Quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại; phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế liên quan đến chiến tranh, hòa bình, chủ quyền quốc gia, tư cách thành viên của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại các tổ chức quốc tế và khu vực quan trọng, điều ước quốc tế về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và điều ước quốc tế khác trái với luật, nghị quyết của Quốc hội;

15. Quyết định trưng cầu ý dân.

Xem thêm: Correlation Là Gì – Lý Thuyết Hệ Số Tương Quan Pearson

Kết luận: Quốc hội là cơ quan duy nhất do cử tri cả nước bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Đại biểu Quốc hội được cử tri bầu ra tại các đơn vị bầu cử, chịu trách nhiệm trước cử tri bầu ra mình và trước cử tri cả nước. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Việc hiểu rõ về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội giúp cá nhân hiểu rõ hơn về cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước.

Chuyên mục: Hỏi Đáp