Review trâm anh thế phiệt nghĩa là gì, nghĩa của từ thế phiệt là chủ đề trong nội dung hiện tại của Mỹ phẩm Nga Hàn. Tham khảo content để biết đầy đủ nhé.
Bi kịch cuộc đời người con gái nổi loạn của gia tộc Kennedy
Những gia tộc vướng phải lời nguyền nghiệt ngã trong lịch sử
Trong ký ức của nhiều người có tuổi tại khu phố cổ Hà Nội vẫn còn nhớ đến gia tộc họ Vũ, một trong những dòng họ “trâm anh thế phiệt”, giàu có nhất chốn kinh kỳ xưa.
Bạn đang xem: Trâm anh thế phiệt nghĩa là gì
Nằm gọn trong phu phố Hồng Phúc (Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), không ai dám nghĩ đây từng là ngôi nhà của dòng họ “trâm anh thế phiệt” năm xưa. Lớp sơn bạc màu, lan can hoen gỉ, ngôi nhà xập xệ nhuốm màu thời gian chính là nơi ở hiện tại của gia đình họ Vũ.
Căn nhà nhuốm màu thời gian của gia tộc họ Vũ. |
Chủ nhân của ngôi nhà này là ông Vũ Văn Quỳnh – con cháu đời thứ ba của gia tộc họ Vũ. Nói về quá khứ gia tộc của mình, ông Quỳnh từng chia sẻ trên báo đài rất nhiều chuyện khi gia đình còn trên thời kỳ vương thịnh.
Theo ông Quỳnh, gia tộc họ Vũ từng thuộc hàng giàu có nhất nhì Hà Nội với nghề buôn bán gạo, cửa hàng của gia đình ông luôn thuộc diện ăn nên làm ra ở khu trung tâm thương mại toàn quốc này.
Bên trong căn nhà vẫn giữ được những nét kiến trúc độc đáo một thời phù hoa quá khứ. |
Ông Quỳnh từng chia sẻ, ông nội của ông mất từ hồi 22 tuổi, bỏ lại bà nội cùng bốn người con, ba gái một trai (người con trai chính là cụ thân sinh ra bảy anh em nhà ông Quỳnh). Cuộc sống khó khăn khi không có chồng cùng với gánh nặng 4 người con trên vai, bà nội ông Quỳnh vẫn từng ngày cố gắng làm việc, chắt bóp tiết kiệm, lập nghiệp từ hai bàn tay trắng. Bà một mình lăn lộn với công việc hàng xáo từ quê ra Hà Nội, mới đầu vì kiếm kế sinh nhai mà bán từ gánh gạo, rổ ngô, rổ sắn,… ở khu phố phường đất Tràng An.
Ròng rã bao nhiêu năm với nghề, công việc kinh doanh ngày càng thuận lợi, phát triển thì tiền của trong nhà cứ tăng lên theo cấp số nhân. Bà vừa làm ăn vừa chăm con, các con càng trưởng thành cũng là lúc gia tộc của bà nằm trong danh sách những gia tộc giàu sang có tiếng ở vùng đất kinh kì.
Trong trí nhớ trước đây của ông Quỳnh, khi đất nước có tới cả triệu người khó khăn thì mấy anh chị em trong gia đình ông đều được sống trong sung sướng, học hành đầy đủ.
Những đồ vật mà dù đã trải qua nhiều năm vẫn giữ được nét cổ kính, sang trọng hoài niệm về một thời vang bóng. |
Đến khi tích cóp được kha khá, bà mua đất, mua nhà ở Hà Nội. Lúc đó, ở khu phố cổ 36 phố phường, không ai là không biết đến danh tiếng một người phụ nữ ở vậy nuôi con lại trở nên lắm tiền, nhiều của như vậy. Đến năm 1930, bà đưa các con chuyển sang phố Hồng Phúc để thuận tiện cho việc làm ăn, buôn bán.
Thời ấy, chỉ có những thương gia thuộc vào hàng “nhiều tiền lắm của” mới có thể chuyển đến, do con phố này có mặt tiền nằm gần chợ Đồng Xuân – trung tâm buôn bán lớn đất Hà thành với đủ các loại hàng.
Thời điểm học làm kinh doanh, bà nội ông Quỳnh bắt đầu từ những công việc làm thuê rẻ mạt, kiếm sống qua ngày. Nhưng là một người nhạy bén với thời cuộc, nắm bắt nhanh những quy luật trong buôn bán, bà dần mở rộng, phát triển việc làm ăn, lãi cứ như vậy mà sinh ra để bà từ một người bán rong hàng xáo trở thành chủ một cửa hàng lớn khu phố cổ. Bà nội ông Quỳnh mua thêm đất, xây thêm nhà ở các khu Cự Đà, Yên Phụ và Hồng Phúc.
Ổn định được kinh tế, bà dành nhiều thời gian hơn chăm lo cho bốn người con, nuôi dạy các con ăn học đến nơi, đến chốn. Mọi sinh hoạt, học tập của con cái bà đều dành sự quan tâm đặc biệt nhất. Khi các con của bà đã lớn và xây dựng gia đình riêng thì việc buôn bán của bà vẫn phát triển mạnh mẽ.
Vất vả từ khi xây dựng sự nghiệp cho đến lúc đã có được cơ ngơi hoành tráng, cứ nghĩ bà sẽ yên tâm mà “tiến thêm bước nữa”. Nhưng từ khi chồng mất, bà quyết tâm cả đời thủ tiết thờ chồng. Câu chuyện người phụ nữ tần tảo đến tai nhà vua, bà được nhà vua Khải Định trao tặng sắc phong gồm chiếu chỉ và biển hiệu chữ Hán “Tiết hạnh khả phong” mà nhà ông Quỳnh vẫn còn đang treo giữ. Tấm biển đã cũ, bạc màu sơn đen, thếp vàng nhưng nó vẫn mãi là một “báu vật” được gia đình ông treo giữ cẩn thận. Đây không chỉ là một tấm biển mà còn là minh chứng lịch sử cho người phụ nữ cả đời giữ trọn nghĩa với chồng, con. Xem thêm: Wan Là Gì – Mạng Diện Rộng
Những ký ức vang này đã thúc đẩy PV tìm hiểu và may mắn trao đổi với ông Vũ Văn Bích – em trai ruột của ông Quỳnh, để rõ hơn những truyền kỳ gia tộc đặc biệt này.
Trước đây, ông Quỳnh sống cùng em trai và em dâu là vợ chồng ông bà Vũ Văn Bảo tại ngôi nhà cổ mà cha mẹ để lại. Tháng 8/2017, em trai ông là ông Vũ Văn Bảo qua đời, chỉ còn em dâu là bà Bích cùng với người giúp việc chăm sóc cho ông. Trong kí ức của những người hàng xóm, ông Quỳnh là một nhà giáo mẫu mực, họa sĩ tài năng và sống có tiếng là “tình làng nghĩa xóm”. Đến nay, một phần vì bệnh tình trầm trọng, người nhà lại không có đủ thời gian chăm sóc nên đã đưa ông Quỳnh vào một trung tâm dưỡng lão để chăm sóc ông tốt hơn. Xem thêm: Health Là Gì Streamer Việt kiếm “bộn” tiền từ chăm mèo, bán bánh mìTội ác rùng mình của kẻ “ăn thịt người” khét tiếng thế giớiCon giáp bước qua nạn “Tam Tai”, công việc, tiền bạc đều thăng hạng ầm ầmĐường tình của Mỹ Tâm và dàn “chị đại” chưa chồng VbizKhoe ảnh áo dài đón Tết, con gái Elly Trần chuẩn “Hoa hậu”Siêu du thuyền Monte Carlo Yachts MCY gần 250 tỷ đồngCuộc chiến tình báo khốc liệt giữa Israel và Ai Cập? (1)Giải mã ý nghĩa tâm linh, trừ ma quỷ ít người biết về hoa đào TếtMẹo dọn nhà đón Tết nhanh gọn, không mất sứcĐộc đáo 8 ý tưởng trang trí ngày Tết 2021 đơn giảnĐưa “boss” về quê ăn Tết và 1001 biểu cảm không thể nhịn cườiTết này, chọn những loại hoa quả ít calo …ăn thả ga không sợ béoXã hộiThế giớiCộng đồng trẻVIDEOKinh doanhQuân sựKho tri thứcKhoa học & Công nghệÔ tô – Xe máyGiải tríKhỏe Đẹp Trang web đang trong quá trình cấp phép. Chuyên mục: Hỏi Đáp |