1
Bạn cần hỗ trợ?

Chia sẻ yields là gì

Tìm hiểu yields là gì là chủ đề trong content hôm nay của Mỹ phẩm Nga Hàn. Đọc content để biết đầy đủ nhé.

Hình thức bỏ tiền đầu tư từ (vốn) để tạo nên một khoản lợi nhuận (lãi) sau một thời gian nào đó. Là mục tiêu mà ai cũng muốn đạt được khi đầu tư kinh doanh. Tùy theo phương thức đầu tư mà khoản lợi nhuận này sẽ được gọi bằng những từ khác nhau: interest, divided, yields… Hãy theo dõi ngay bài viết bên dưới nếu muốn biết yield là gì nhé.

Bạn đang xem: Yields là gì

Mục Lục

1 Yield là gì?1.1 Phương thức gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng (savings)1.2 Phương thức đầu tư cổ phiếu (stock) trên sàn giao dịch chứng khoán1.3 Phương thức đầu tư trái phiếu (bond)2 Ví dụ3 Tóm lại

Yield là gì?

Bất cứ ai đang đầu tư hoặc đang chuẩn bị đầu tư. Đều phải quan tâm đến chỉ số này. Vậy, yield là gì?

*

Yield là lợi suất đầu tư

Trong lĩnh vực tài chính, Yield là lợi suất đầu tư. Yield là chỉ số lợi nhuận và tính khả thi trong các khoản đầu tư của bạn. Đơn vị đo lường của chỉ số này là phần trăm lợi nhuận mà bạn nhận được trong một năm. Chỉ số lợi nhuận – lợi suất đầu tư có trong nhiều phương thức đầu tư. Và ở mỗi phương thức khác nhau thì yield có cách gọi khác nhau như:

Phương thức gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng (savings)

Phần lợi nhuận thu được gọi là tiền lãi (interest). Lãi này sẽ được tính theo một phần trăm lãi suất (interest rate) đã thỏa thuận nhất định giữa người gửi và ngân hàng cung cấp dịch vụ.

Phương thức đầu tư cổ phiếu (stock) trên sàn giao dịch chứng khoán

Lúc này, cổ tức (divided) chính là phần lợi nhuận định kỳ mà bạn nhận được.

Đối với cổ phiếu phổ thông, lợi suất cổ tức sẽ là tổng số tiền được thanh toán mỗi năm cho một loại cổ phiếu chia cho thị giá cổ phiếu. Đối với cổ phiếu ưu đãi, lợi suất cổ tức có nghĩa là tỉ lệ thu nhập cổ tức hàng năm với giá vốn bỏ ra mua cổ phiếu ưu đãi.

*

Yield trong chứng khoán là cổ tức

Phương thức đầu tư trái phiếu (bond)

Ngoài yếu tố tiền lãi (coupon rate), khi đầu tư vào trái phiếu, bạn còn được hưởng một khoản nữa, gọi là yield. Yield ở đây có thể tạm dịch tiếng Việt là “lợi suất”.

Lợi suất của trái phiếu được tính bằng cách lấy tổng trái tức năm chia cho mệnh giá trái phiếu. Lợi suất hiện tại được tính trên giá thị trường của trái phiếu.

Cũng như phương thức gửi tiền tiết kiệm. Kỳ phiếu (bond) có mức lãi suất (tiền lãi) cố định. Được ấn định thông qua kết quả đấu thầu (auction) trái phiếu. Tuy nhiên, khi trái phiếu được phát hành và lưu thông trên thị trường chứng khoán. Sản phẩm này trở thành một “món hàng” tài chính được mua đi bán lại trên thị trường.

Khi ấy, lãi suất và kỳ hạn của trái phiếu không thay đổi. Nhưng giá của trái phiếu lại thay đổi theo cung cầu thị trường. Đây chính là nguyên nhân tạo nên lợi suất đầu tư (Yield).

Xem thêm: Tầng Trệt Tiếng Anh Là Gì, Tầng Trệt Trong Tiếng Anh Là Gì

*

Giá của trái phiếu tạo nên lợi suất

Ví dụ

Nếu bỏ ra 100.000.000đ để đầu tư mua lô trái phiếu chính phủ có thời hạn kéo dài trong 10 năm. Lãi suất 3%/năm tại thời điểm 2015 và tới năm 2018 thì bạn muốn bán lại số trái phiếu này. Mặc dù lãi suất và ngày đáo hạn không thay đổi. Nhưng giá của lô trái phiếu này có thể đã thay đổi cao hoặc thấp hơn con số 100.000.000đ mà bạn đã bỏ ra. Do đó chỉ số lợi suất (yield) có thể khác với lãi suất ghi trên trái phiếu. Lúc đó, bạn không cần phải bỡ ngỡ tại sao giá bán có thể tăng hoặc hạ thấp nhé. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào tình hình cung cầu của thị trường cũng như những quyết định đầu tư kịp thời của bạn.

Sự tăng giảm lợi suất trái phiếu chứa đựng thông tin về độ tin cậy (creditworthiness) của nhà phát hành (issuer). Chỉ số yield thấp thì độ tin cậy cao hơn và ngược lại. Khi nhà phát hành gặp nguy cơ phá sản thì mức lợi suất trái phiếu tăng vọt Lúc này giá trái phiếu sẽ lao dốc.

Theo dõi diễn biến của lợi suất. Là việc làm thường xuyên không chỉ của giới đầu tư mà của những người quan tâm tới kinh tế.

Tóm lại

Chỉ số lợi suất (yield) càng cao thì nhà đầu tư càng sớm thu hồi vốn và giảm thiếu rủi ro. Thời gian đáo hạn của một công cụ tài chính sẽ quyết định mức độ rủi ro của nó.

Trái phiếu và các công cụ ghi nợ nói chung sẽ ít rủi ro hơn so với cổ phiếu. Vì trái phiếu luôn gắn liền với nghĩa vụ trả nợ của công ty phát hành.

Mong rằng qua bài viết phía trên đây. Bạn có thể biết được lợi suất đầu tư yield là gì rồi nhé.

Xem thêm: Rfq Là Gì – Quy Trình Hoạt động Của Rfq

 

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bình luận

Tên *

Email *

Trang web

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.

Chuyên mục: Hỏi Đáp