1
Bạn cần hỗ trợ?

Đánh giá Fvtpl Là Gì – Công Ty Chứng Khoán Khó Kiếm Lãi Từ Tự Doanh

Nhận xét Fvtpl Là Gì – Công Ty Chứng Khoán Khó Kiếm Lãi Từ Tự Doanh là chủ đề trong content hiện tại của Myphamngahan.com. Đọc bài viết để biết chi tiết nhé.

CTYPE html PUBLIC “-//W3C//DTD XHTML 1.0 Transitional//EN” “http://www.w3.org/TR/xhtml1/DTD/xhtml1-transitional.dtd”>Thấy gì từ kết quả kinh doanh của HSC và SSI?

*

Tin thienmaonline.vn

Tin thị trường Tin kinh tế Tin tài chính- Ngân hàng Tin bất động sản Tin ngành – hàng hóa Tin doanh nghiệp Tin đấu giá Nhận định chuyên gia

*
*

Thấy gì từ kết quả kinh doanh của HSC và SSI?

*

*
Facebook |
*
Twitter |
*
Google |
*
In tin |
*
Gửi email |

Giá Thay đổi
HCM 80.20 0.25%
*

Vì đâu cách biệt?

Ông Trịnh Hoài Giang, Phó Tổng Giám đốc HSC, lý giải việc chủ động không cấp margin (cho vay ký quỹ) với cổ phiếu ROS của Faros đã ít nhiều ảnh hưởng đến thị phần môi giới của HSC. Theo tính toán của HSC, giao dịch của ROS và FLC trung bình chiếm khoảng 15% giá trị giao dịch toàn thị trường. Nếu không loại 2 cổ phiếu trên, HSC có thể đã giữ được thị phần như cũ.

Bạn đang xem: Fvtpl là gì

Trong 6 tháng đầu năm, thị trường chứng khoán tiếp nhận nhiều hàng hóa mới, được giao dịch mạnh như cổ phiếu của Sabeco, Vietjet, Novaland, Petrolimex… Tuy nhiên, vì luật không cho phép cấp margin đối với cổ phiếu niêm yết dưới 6 tháng nên cả HSC lẫn SSI đều tạm thời chưa cấp margin cho các mã này. Khi hạn cấm qua đi, theo HSC, đây sẽ là cơ sở cho các công ty chứng khoán đẩy mạnh thị phần môi giới và gia tăng cho vay ký quỹ.

HSC cũng lạc quan về độ lớn giao dịch của thị trường. Trong nửa đầu năm nay, giá trị giao dịch mỗi ngày toàn thị trường đạt trung bình 4.510 tỉ đồng, tăng 54% so với cùng kỳ. Nhờ đó, dù thị phần sụt giảm nhưng HSC vẫn đạt tăng trưởng trên 20% cả về doanh thu môi giới lẫn nguồn thu từ cho vay margin. Tính chung, hai mảng này chiếm 76% tổng doanh thu của HSC.

Đối với SSI, kết quả kinh doanh còn ấn tượng hơn. Theo báo cáo tài chính, chỉ riêng doanh thu môi giới và lãi từ cho vay của SSI trong 6 tháng đầu năm đã xấp xỉ 540 tỉ đồng. Nếu cộng hết các mảng, doanh thu của công ty mẹ SSI lớn hơn 130,8% doanh thu HSC. Bà Nguyễn Thị Thanh Hà, Giám đốc Tài chính SSI, cho biết, đó là nhờ SSI đã đạt thị phần môi giới cao nhất từ trước tới nay. Đặt trong bối cảnh thị trường chứng khoán nửa đầu năm nay giao dịch sôi động, doanh số giao dịch của SSI cũng được thúc đẩy, dẫn đến doanh thu phí môi giới cao, lên tới 301 tỉ đồng. Từ đây, hoạt động cho vay margin cũng gia tăng, với nguồn tiền cho vay gần 4.200 tỉ đồng, làm tăng doanh thu lãi cho vay margin của SSI lên hơn 237 tỉ đồng.

HSC cũng dành gần 3.500 tỉ đồng tính đến cuối tháng 6.2017 để cho vay margin. Vì thế, nhìn trên báo cáo tài chính, lãi từ cho vay margin đứng thứ 2 về đóng góp doanh thu cho HSC. Với SSI, đây là nguồn đóng góp lớn thứ 3, sau doanh thu môi giới và tự doanh.

Bài toán tự doanh

Tự doanh của SSI thường chiếm vị trí đầu bảng trong mức đóng góp doanh thu, nhất là vào những giai đoạn thị trường diễn biến tích cực như 6 tháng đầu năm nay. Theo bà Nguyễn Thị Thanh Hà, thị trường tăng trưởng mạnh đã giúp SSI thanh toán được một số khoản đầu tư đạt kỳ vọng. Thị trường tăng nhanh cũng giúp trạng thái tài chính (danh mục đầu tư) của SSI được đánh giá lại tốt. Kết quả, doanh thu từ danh mục đầu tư ghi nhận lãi/lỗ (FVTPL) của SSI là gần 340 tỉ đồng. Con số này ở HSC xấp xỉ 100 tỉ đồng.

Xem thêm: Trăng Hoa Là Gì – Trăng Hoa Nghĩa Là Gì

Nhìn từ báo cáo tài chính, có thể thấy, doanh thu của SSI cao hơn HSC còn bởi SSI có thêm khoản thu từ lãi các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (HTM) gần 200 tỉ đồng và lãi từ tài sản tài chính sẵn sàng bán (AFS) hơn 85 tỉ đồng. Trong khi đó, HSC đã chuyển toàn bộ cổ phiếu trong danh mục thành FVTPL. Cũng từ báo cáo tài chính cho thấy, giá trị danh mục tự doanh của HSC chỉ khoảng 1.000 tỉ đồng, còn SSI là gần 1.500 tỉ đồng.

Thực tế, từ năm 2017, theo quy định mới, các công ty chứng khoán phải phân loại tài sản sản tài chính ra thành tài sản tài chính FVTPL, AFS, HTM. Đi cùng đó là những cách hạch toán riêng. Theo báo cáo từ HSC, HTM chủ yếu là tiền gửi ngân hàng nên không liên quan đến việc ghi nhận lãi không thường xuyên từ danh mục tự doanh. Với tài sản tài chính AFS, phần lãi muốn ghi vào lợi nhuận phải bán ra. Trường hợp chưa bán mà ghi nhận lỗ thì sẽ đi vào khoản mục “báo cáo thu nhập toàn diện khác”. Chỉ có FVTPL là phải hạch toán theo giá thị trường thay vì theo giá vốn điều chỉnh, dù chứng khoán bán ra hay chưa.

Với cách ghi nhận mới này, khi giá vốn đầu tư thấp hơn giá thị trường, việc đánh giá lại giá trị danh mục đem lại cơ hội cho các công ty chứng khoán. Bằng chứng là SSI đã ghi nhận gần 210 tỉ đồng từ chênh lệch tăng khi đánh giá lại tài sản FVTPL. Với xu hướng tăng trưởng của thị trường chứng khoán như hiện nay, giới phân tích dự đoán SSI sẽ còn hưởng lợi từ cách hạch toán mới. Đó là chưa nói đến danh mục đầu tư dạng AFS của SSI khá lớn, hơn 900 tỉ đồng. Theo báo cáo của HSC, nếu SSI chuyển toàn bộ danh mục AFS thành FVTPL, SSI có thể ghi nhận lãi đáng kể nhờ đánh giá lại tài sản dựa trên giá thị trường hoặc giá hợp lý (với cổ phiếu chưa niêm yết). Kinh doanh của SSI vượt trội hơn HSC còn nhờ ở hoạt động nguồn vốn, với nguồn thu từ cổ tức, lãi tiền gửi không cố định 95 tỉ đồng.

Những định hướng mới

Các con số kinh doanh của SSI và HSC đã phần nào phản ánh định hướng, chiến lược phát triển khác biệt của hai đơn vị, giữa một HSC có phần thận trọng, dè dặt và một SSI quyết liệt gia tăng thị phần, mạnh bạo với các cơ hội từ tự doanh. Trong tương lai, bà Nguyễn Thị Thanh Hà cho biết, SSI vẫn sẽ nỗ lực đẩy mạnh thị phần, doanh thu phí giao dịch và cho vay margin. Đây sẽ là những nguồn đóng góp quan trọng cho SSI. Nhìn rộng hơn, SSI đã sớm thiết lập các quỹ đầu tư và đầu tư liên kết với nhiều đơn vị như PAN, Cảng Đồng Nai, Công ty Khử trùng Việt Nam.

Đối với HSC, định hướng sắp tới là tìm cách cải thiện thị phần môi giới, thông qua tận dụng các cơ hội từ quy mô giao dịch thị trường, từ tái cấu trúc, đầu tư thêm cho mảng môi giới. Dự kiến, một dự án mới liên quan đến môi giới của HSC sẽ được triển khai từ năm sau, kỳ vọng góp phần gia tăng thêm 1% thị phần môi giới cho HSC. Đối với các cơ hội từ thị trường chứng khoán phái sinh, như hợp đồng tương lai, chứng quyền đảm bảo, HSC có những hoạt động đầu tư thích đáng để cung cấp dịch vụ trọn vẹn cho nhà đầu tư, tìm kiếm lợi nhuận từ đầu tư và quan trọng hơn là để có thể giữ vai trò nhà tạo lập thị trường, như HSC đang làm trên thị trường giao dịch chứng chỉ quỹ ETFs.

Xem thêm: Conjugate Là Gì – Nghĩa Của Từ Conjugate

Hiện tại, cổ phiếu HCM của HSC được giao dịch với giá gần 43.000 đồng/cổ phiếu, chênh lệch khá nhiều so với mức giá 25.000-26.000 đồng/cổ phiếu của SSI. Đáng chú ý là sự cách biệt này đã diễn ra từ nhiều năm nay. Theo giới phân tích, một phần vì HSC có vốn chủ sở hữu chỉ khoảng 1/4 so với SSI; phần khác, các chỉ số EPS, ROE, ROA của HSC luôn cao hơn SSI. Ngoài ra, khi HSC gia tăng tỉ lệ sở hữu cho khối ngoại lên mức 100% từ 19.5.2017, những đồn đoán về việc HSC chuẩn bị chào đón đối tác chuyên nghiệp nước ngoài đã xuất hiện, càng làm giá cổ phiếu của HSC tăng mạnh.

Chuyên mục: Hỏi Đáp