1
Bạn cần hỗ trợ?

Nhận định Oem Partition Là Gì – Cách Xóa Oem Partition Một Cách An Toàn

Nhận định Oem Partition Là Gì – Cách Xóa Oem Partition Một Cách An Toàn là chủ đề trong content hiện tại của Mỹ phẩm Nga Hàn. Theo dõi bài viết để biết đầy đủ nhé.

Bạn nhận thấy ổ cứng trên máy tính Dell hoặc Lenovo có một phần dung lượng đang bị chiếm dụng bởi OEM Partition? Liệu có nên giữ hay xóa bỏ phân vùng này? Trong bài viết này, hãy cùng GhienCongNghe tìm hiểu khái niệm OEM Partition là gì nhé.

Bạn đang xem: Oem partition là gì

Tue Nhan

Trong phạm vi bài viết này, GhienCongNghe sẽ cùng bạn tìm hiểu về khái niệm OEM Partition là gì? Liệu nên giữ lại hay xóa OEM Partition? Phần mềm DiskInternals Partition Recovery hỗ trợ bạn thực hiện những tác vụ gì? Bạn đã sẵn sàng chưa? Hãy cùng bắt đầu nhé!

1. Định nghĩa OEM Partition là gì?

Nếu PC/laptop của bạn có một OEM Partition (phân vùng OEM), điều đó cho thấy thiết bị bạn đang sử dụng được sản xuất bởi một trong 3 hãng HP, Dell hoặc Lenovo.

Ngoài ra, OEM Partition còn được gọi là phân vùng giúp khôi phục máy tính về trạng thái xuất xưởng. Bạn có thể sử dụng nó trong trường hợp máy tính bị gặp lỗi hệ thống mà không cần phải sử dụng đĩa chứa bộ cài hệ điều hành. Nếu bạn có chút ít kinh nghiệm trong việc cài đặt lại hệ điều hành, OEM Partition có thể là giải pháp tuyệt vời cho bạn.

2. OEM Partition chiếm bao nhiêu dung lượng ổ cứng trên máy bạn?

Khi mở “Disk Management” trong Windows 10, bạn sẽ thấy một hoặc phân vùng OEM trong danh sách.

Nếu chỉ có một OEM Partition (phân vùng OEM), thì không có gì đáng nói. Nhưng nếu có nhiều hơn một phân vùng như vậy, bạn sẽ thấy tất cả dòng trạng thái của chúng đều ghi chữ “Healthy”; điều này là bình thường do trong các lần cập nhật phiên bản mới, Windows sẽ tự tạo ra một phân vùng OEM mới và nó sẽ xuất hiện trong “Disk Management”. Thế nên bạn đừng quá lo lắng khi thấy nhiều phân vùng OEM xuất hiện trong danh sách kể trên.

3. OEM partition: giữ lại hay xóa?

Việc xóa OEM Partition hoàn toàn có thể thực hiện được, và sau đây là một số lý do để làm điều đó:

Phân vùng OEM chiếm khá nhiều dung lượng ổ cứng trên máy tính (đặc biệt là khi có nhiều phân vùng tương tự xuất hiện trong “Disk Management”). Vì vậy, khi bạn cần giải phóng dung lượng trống trên ổ cứng, giải pháp tốt nhất là xóa bỏ phân vùng OEM.Phân vùng OEM thường không được kích hoạt và bạn không thể sử dụng nó trong trạng thái máy tính hoạt động ổn định. Nếu bạn có sẵn đĩa cài đặt Windows và có thể sử dụng nó như là một giải pháp thay thế cho phân vùng khôi phục mặc định (OEM Recovery Partition) trong trường hợp hệ thống gặp sự cố xung đột phần mềm…v…v, thì sự tồn tại của phân vùng OEM không còn cần thiết nữa.Nếu bạn không thích việc khôi phục máy tính về mặc định, và muốn sử dụng một giải pháp thay thế khác cho việc này, bạn có thể xóa phân vùng OEM.

Bạn chỉ nên giữ lại phân vùng OEM với những lý do ngược lại với những cái được liệt kê kể trên.

Chẳng hạn, bạn không được xoá phân vùng OEM khi nó đang gặp sự cố hư hỏng nào đó. Bởi nếu cứ “cố đấm ăn xôi”, sự cố xảy ra sẽ ngày một nghiêm trọng hơn. Thêm vào đó, bạn nên trang bị sẵn một đĩa cài đặt Windows (trong trường hợp cần cài đặt lại hệ điều hành) hoặc bạn cũng có thể tạo sẵn bản backup hệ thống, nhằm đảm bảo an toàn cho máy tính của bạn.

4. Hướng dẫn xóa phân vùng OEM trên máy tính

Với công cụ Diskpart, bạn có thể xoá phân vùng OEM một cách nhanh chóng. Hãy thực hiện theo các bước hướng dẫn dưới đây:

Điều đầu tiên cần thực hiện, bạn hãy mở Command Prompt (giao diện nhập lệnh của Windows) bằng cách click chuột phải vào nút Start và chọn “Command Prompt” hoặc nhấn nút Windows, nhập “cmd” sau đó nhấn Enter. Một cửa sổ mới sẽ xuất hiện, tại vị trí con trỏ bàn phím nhấp nháy, hãy nhập các dòng lệnh bên dưới:

diskpart.exe“. Nhấn Enter.

Sau đó nhập thêm một số dòng lệnh sau đây, lần lượt theo thứ tự. Sau khi nhập xong mỗi dòng lệnh, hãy bấm phím Enter.

Danh sách các dòng lệnh:

list disk
Nhập

disk
list partition
select partition 1
(Số 1 ở dòng lệnh “select partition” là một ví dụ minh họa cho thấy phân vùng cần xóa có số thứ tự là 1; con số này sẽ thay đổi sau khi bạn xem qua danh sách và chọn con số của phân vùng OEM muốn xóa.)

delete partition override
(dòng lệnh cuối sẽ cho phép bạn loại bỏ phân vùng OEM)

Sau khi hoàn thành việc xóa phân vùng OEM, khởi động lại máy tính để giúp hệ thống vận hành ổn định hơn.

5. Làm cách nào để khôi phục File hoặc phân vùng bị xóa?

Và điều gì sẽ xảy ra nếu bạn cần truy xuất dữ liệu trong các phân vùng OEM đã bị xóa trước đó??

Thật không may, những tình huống như thế này vẫn có khả năng xảy ra. Nhưng không phải ai cũng biết cần phải làm gì trong trường hợp này. GhienCongNghe khuyến khích bạn sử dụng một số phần mềm đặc biệt để khôi phục các file, ổ đĩa hoặc các phân vùng OEM mà bạn lỡ tay xóa. Bạn có thể thử dùng DiskInternals Partition Recovery, ứng dụng tốt nhất mà bạn có thể sử dụng trong lúc này.

Bạn có thể sử dụng phiên bản dùng thử của Partition Recovery để đảm bảo rằng tất cả dữ liệu của bạn liệu có được khôi phục đúng cách chưa. Ngoài ra, phiên bản dùng thử này hoàn toàn miễn phí. Chức năng xem trước cũng hoàn toàn miễn phí nên bạn không cần phải quá lo lắng. DiskInternals Partition Recovery được tích hợp sẵn trình hướng dẫn khôi phục, vì vậy nếu bạn không rành về kỹ thuật hoặc lần đầu tiên làm việc này, đừng lo; trình hướng dẫn của ứng dụng sẽ thực hiện tất tần tật giúp bạn.

Hãy thực hiện từng bước theo hướng dẫn sau để khôi phục lại phân vùng bị xóa một cách nhanh chóng.

Bước 1.

Xem thêm: Tương Hình Là Gì – Khái Niệm Tam Hình Trong Tử Vi Là Gì

Tải về và cài đặt phiên bản dùng thử của Partition Recovery.

*

Bước 2. Chọn ổ đĩa để quét, bấm Next để tiếp tục. Có các chế độ như hình 2: “Reader“, “Uneraser” hoặc “Recovery” và Select the disk and the wizard mode: “Reader”, “Uneraser” or “Full recovery”. Để khôi phục lại phân vùng OEM, GhienCongNghe khuyến nghị bạn nên chọn chế độ “Full recovery”. Sau đó bấm Next để tiếp tục.

*
*

Bước 3. Chọn loại file bạn muốn khôi phục. Bạn có thể bỏ qua bước này.

Bước 4. Đợi quá trình quét hoàn tất; tiến trình này có thể mất vài phút.

*

Bước 5. Xem qua danh sách file cần phục hồi. Nhấn chuột phải vào file và chọn “Preview in New Window“. Bằng cách này bạn có thể kiểm tra chất lượng của file sau khi phục hồi (ở đây là file ảnh).

*
*

Bước 7. File được phục hồi sẽ được lưu trữ ở vị trí bạn chọn.

Bạn cũng có thể sử dụng phương pháp này để khôi phục bất kỳ loại file nào từ phân vùng bị xóa. DiskInternals Partition Recovery và đội ngũ phát triển sẽ giúp bạn vượt qua mọi tình huống khó khăn liên quan đến việc khôi phục dữ liệu.

Qua bài viết này, GhienCongNghe đã trình bày khái niệm về OEM Partition là gì? 3 lý do nên giữ/xóa OEM Partition, cách loại bỏ OEM Partition khi không cần dùng đến cũng như hướng dẫn cách khôi phục phân vùng lỡ bị xóa.

Xem thêm: Engineer Là Gì – Engineer Nghĩa Là Gì Trong Tiếng Anh

Nếu thấy bài viết có ích, hãy Like & Share bài viết để ủng hộ team hoặc để lại comment bên dưới. Cảm ơn bạn đã theo dõi.

Chuyên mục: Hỏi Đáp