Review Midsole Là Gì – Cấu Tạo Đôi Giày Chạy là ý tưởng trong bài viết hôm nay của Mỹ phẩm Nga Hàn. Tham khảo content để biết đầy đủ nhé.
Với sự phát triển của thời trang thì việc sở hữu cho mình vài ba đôi Sneaker trong tủ giày gần như là bình thường với các bạn trẻ hiện đại? Nếu “đồng tiền đi liền khúc ruột”, thì “sneaker chắc chắn sẽ đi liền outfit” đúng không nào các bạn ơi.
Bạn đang xem: Midsole là gì
Và để hiểu rõ hơn về cấu tạo và các thức phát triển một đôi giày hoàn chỉnh hãy cùng Authentic Shoes tìm hiểu nhé
Vì thế hãy cùng Authentic Shoes“giải phẫu” đôi giày mà bạn đang mang trên chân và cùng định danh tên gọi của từng bộ phận nhé.
Upper
Đây là toàn bộ bề mặt và phần thân trên cũng như hai mặt bên của giày, ngoại trừ đế giày. Phần upper là khái niệm tổng quát bao gồm cả chất liệu, thiết kế, màu sắc, … Phần upper là bộ mặt chính của một đôi giày, mang tính quyết định cho tính thẩm mỹ của một đôi giày.
Aglets
Đầu mút dây giày, hay còn được gọi là đầu dây giày, thường được làm bằng các chất liệu như nhựa, carbon fiber (dùng cho các thương hiệu thiết kế riêng), vàng đồng,… Aglets ngày càng nhận được nhiều sự chú ý quan tâm hơn với nhiều thiết kế, màu sắc và kiểu dáng, hình thù đa dạng.
Eyelet– Lỗ xỏ giày
Hàng lỗ nhỏ nằm bao quanh phần lưỡi giày. Theo đó, mỗi một lỗ được đục xuyên qua lớp chất liệu làm giày và được bọc 2 mảnh vật liệu bằng kim loại, nhựa hay cao su ở 2 đầu. 2 mảnh vật liệu này có tác dụng giữ cố định lỗ xỏ và ngăn không cho lỗ bị rách ra.
Tongue
Lưỡi gà, là lớp chất liệu đệm giữa phần mui giày và mu bàn chân. Lưỡi gà có tác dụng che chắn và lấp đầy phần bị hở ở mặt tiền giày, đồng thời tránh sự ma sát giữa chân với dây giày.
Socklining (sockliner)
Miếng lót giày với tác dụng chính là lớp đệm nhằm tăng độ êm ái cho bàn chân, khử mùi chân hoặc hút mồ hôi nhằm tăng độ bền cho phần đế giày. Miếng lót giày là phần cấu trúc di động, có thể thay thế dễ dàng.
Stitching– đường khâu, đường chỉ may.
Quarter– phần thân sau của giày.
Xem thêm: Sửa Lỗi Plugged In Not Charging
Sole– đế giày
Bắt nguồn từ tiếng Latin, “solea” có nghĩa là “đất và mặt đất”. Sole là phần đề nằm ở dưới cùng đôi giày, tiếp xúc trực tiếp với mặt đất. Phần đế giày được làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau như cao su, da, nhựa PVC. Cấu trúc đế giày có thể chỉ đơn giản gồm một lớp, hoặc phức hợp với nhiều lớp khác nhau được chia thành:insole, midsole và outsole.
Insole– Đế trong
Insole nằm ngay dưới bàn chân cách một lớp lót giày (socklining). Theo đó, phần đế trong có tác dụng điều chỉnh hình dáng đôi giày, tăng biên độ thoải mái cho người mang bằng dùng vật liệu êm, vật liệu khử mùi. Insole còn có tính năng khử độ ẩm.
Midsole– Đế giữa
Phần đế giày kẹp giữa insole và outsole. Nhiệm vụ chính là để hấp thu chất động, giảm ma sát cùng phản lực tác độn trực tiếp lên bàn chân, … Midsole đóng vai trò quan trọng trong những dòng giày thể thao, giày chạy, …
Outsole– Đế ngoài
Lớp vật liệu tiếp xúc trực tiếp với mặt đất. Phần đề nằm ở dưới cùng đôi giày, tiếp xúc trực tiếp với mặt đất. Phần đế giày được làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau như cao su, da, nhựa PVC. Tuỳ vào mục đích sử dụng và địa hình khác nhau, mà phần đế ngoài của giày cũng có hình thù đa dạng. Các loại giày chuyên dụng như giày bóng rổ, giày đánh golf, giày đá bóng, giày chạy bộ đều có bề mặt đế giày khác nhau.
Deubré (lace tag)
Mảnh kim loại hoặc nhựa đính kèm với tầng dây giày dưới cùng như trong ảnh. Đây là một trong những điểm nhấn không chỉ để trang trí mà còn khẳng định thương hiệu. Đa phần thương hiệu đều thể hiện signature cùng logo của riêng mình tại vị trí Lace tag này và khiến nó đặc biệt hơn như NIke, Jordan 1, Dior đặc biệt là những phiên bản đặc biêt.
Last– khuôn giày
Với hình dạng theo dáng của bàn chân người, phần khuôn giày được thợ đóng giày sử dụng để chế tạo hoặc sửa chữa giày. Khuôn giày có thể làm từ gỗ, kim loại hoặc nhựa cứng. Như xương sống của con người, last chính là yếu tố quan trọng mang đến độ thoải mái và vẻ ngoài thành công của một đôi giày.
Foxing
Miếng đắp lên giày có tác dụng trang trí hoặc gia cố cho giày.
Tonal
Thuật ngữ dùng để chỉ những đôi giày với thiết kế đơn sắc (toàn thân giày chỉ mang một màu sắc). Một cách khác, những đôi giày đơn sắc còn thường được gọi với cụm tính từ “all-color” như “all-white”, “all-black”…
Colorway
Thuật ngữ chỉ sự kết hợp của nhiều sắc màu, hay còn gọi là phối màu trên cùng một đôi giày. Các nickname của colorway thường được in trên hộp giày.
Xem thêm: Nghiệm Thu Là Gì
Ví dụ như Oregon, Black Cements và True Blues đều là các phối màu của Jordan III.
Và đó là những bộ phận cơ bản và vô cùng cần thiết trên giày mà mỗi sneakerhead không thể không biết. Nếu bạn vẫn hào hứng với bộ môn “giải phẫu” giày thì hãy cùng đón chờ những bài viết hữu ích sau đến từ Authentic Shoesnhé!
Chuyên mục: Hỏi Đáp