1
Bạn cần hỗ trợ?

Phân tích Asbestos Là Gì – Nghĩa Của Từ Asbestos

Review Asbestos Là Gì – Nghĩa Của Từ Asbestos là ý tưởng trong content hôm nay của Myphamngahan.com. Đọc nội dung để biết chi tiết nhé.

Mới đây, tại hội thảo “Amiăng với sức khỏe” do Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức, nhiều chuyên gia trong và ngoài nước đã bày tỏ sự lo ngại về amiăng – một chất gây hại cho sức khỏe, thậm chí là mầm mống của bệnh ung thư – nhưng vẫn được sử dụng phổ biến tại Việt Nam, thậm chí Việt Nam còn là 1 trong 10 quốc gia tiêu thụ amiăng nhiều nhất thế giới…

Bạn đang xem: Asbestos là gì

Amiăng là gì?Amiăng (hay còn gọi là asbestos) là tên gọi chung của loại sợi khoáng silicat, bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ có nghĩa là “không thể phá hủy” và đã được sử dụng từ hơn 2.000 năm trước vì những ưu điểm như bền, dai, mềm dẻo và cách nhiệt tốt. Khi ấy, người La Mã và Hy Lạp cổ đại đã dùng sợi amiăng kết hợp với sợi bông để dệt vải làm quần áo nhưng phải đến cuối thế kỷ XIX, amiăng mới bắt đầu được sản xuất công nghiệp, phục vụ các ngành chế tạo vật liệu chịu nhiệt cho đầu máy xe lửa, tàu biển, bộ khớp, bộ ly hợp, lớp lót hãm, phanh ôtô, các vật liệu xây dựng như tấm cách nhiệt, sàn, tấm lợp mái nhà, vách ngăn, ống dẫn nước…Cuối những năm 80 của thế kỷ trước, khoảng 3.000 loại sản phẩm có chứa sợi amiăng được lưu hành trên khắp thế giới nhưng bây giờ, con số này chỉ còn chưa tới vài trăm. Về tính chất, amiăng có 6 loại và được chia thành 2 nhóm chính, là nhóm serpentin và nhóm amphibol, trong đó amiăng trắng thuộc nhóm serpentin và 5 loại còn lại thuộc nhóm amphibol. Hai nhóm này hoàn toàn khác biệt về cấu trúc hóa học cũng như tính chất lý, hóa nhưng đều có chung một mối nguy hiểm là tạo ra bệnh bụi phổi, hội chứng vôi hóa màng phổi và các khối u – mầm mống của bệnh ung thư phổi, ung thư trung biểu mô nếu con người tiếp xúc với chúng. Khi hít amiăng vào phổi, nó sẽ nằm lại trong đó rất lâu mà không bị phân hủy, tạo thành khối u rồi sau thời gian từ 10 đến 20 năm, khối u này sẽ chuyển thành ung thư.Chính vì thế, hiện nay hầu hết các khu mỏ khai thác amiăng nhóm amphibol đã bị đình chỉ hoạt động, và sợi amiăng amphibol cũng bị nhiều quốc gia cấm buôn bán, vận chuyển do nhận thức được sự nguy hiểm của việc tiếp xúc với nó. Chỉ duy nhất amiăng trắng là còn được phép sử dụng trong công nghệ quốc phòng, nhà máy điện hạt nhân nhưng trong một tương lai không xa, nó cũng sẽ hoàn toàn bị cấm sử dụng. Năm 1972, Đan Mạch là nước đầu tiên cấm sử dụng amiăng. Từ đó đến nay đã có 55 quốc gia – bao gồm cả các nước phát triển lẫn đang phát triển cấm dùng amiăng trong tất cả mọi lĩnh vực. Tại Mỹ và Canada, việc sử dụng amiăng trong sản xuất dân sự coi như đã chấm dứt vì nó chỉ còn được dùng làm các lớp cách nhiệt trong các chiến hạm, tàu sân bay, tàu ngầm và các lò phản ứng hạt nhân vì người ta chưa tìm ra loại vật liệu nào để thay thế. Nếu như năm 1980, nước Mỹ sử dụng 350.000 tấn amiăng thì năm 2011, con số này chỉ còn là 961 tấn, bằng 0,3% khối lượng năm 1980.Nhiều ngôi nhà ở vùng nông thôn dùng tấm lợp có amiăng.Ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975, loại “tôn” lợp nhà có pha trộn sợi amiăng amphibol với màu xanh xám đặc trưng – gọi là “tôn fribo cement” – được sử dụng rất phổ biến vì giá thành rẻ, lại khá bền. Tuổi thọ của một mái nhà lợp bằng “tôn” amiăng có thể lên đến 20, 30 năm. Nhưng theo thời gian, lớp xi măng dần dà bị lão hóa bởi tác động của thời tiết rồi mỗi khi có sự rung động, va đập, những hạt bụi amiăng nhỏ li ti rơi xuống nên dù muốn dù không, người sống trong nhà cũng sẽ hít phải.Bên cạnh đó, ở nhiều công trình lớn, sợi amiăng được quấn vào những lõi thép của các trụ móng nhà, hoặc trộn vào lớp xi măng xây tường, trần, để tăng độ bền và chống hỏa hoạn. Thế nên khi sửa chữa hoặc đập bỏ những tòa nhà này, bụi amiăng sẽ phát tán đi nhiều nơi. Trong công nghiệp, nó dùng làm gioăng, phớt trong các đường ống chịu nhiệt, làm miếng đệm chống hở, chống thoát hơi trong động cơ xe máy. Khi sửa chữa, thay thế, người ta vứt bỏ những vật liệu ấy và nó được chôn lấp như rác thải, dẫn đến hiện tượng nguồn nước ngầm nhiễm amiăng.

Xem thêm: Srp Là Gì – Srp Định Nghĩa: Giá Bán Lẻ Tiêu Chuẩn

Xem thêm: Nda Là Gì – Các Loại Thỏa Thuận Bảo Mật Nda

Theo thống kê, nước ta hiện nay có khoảng 40 cơ sở sản xuất tấm lợp amiăng, hàng năm cung cấp khoảng 70 triệu m2 và sử dụng gần 10.000 lao động. Tuy nhiên, 84% doanh nghiệp khi được kiểm tra về các quy định an toàn vệ sinh lao động trong sản xuất có sử dụng amiăng thì đều bị đánh giá là chấp hành trung bình hoặc kém.Theo thạc sĩ Lê Mạnh Kiểm, Phó trưởng Phòng Thanh tra an toàn vệ sinh lao động – Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội thì hầu như không có doanh nghiệp nào thực hiện các biện pháp chủ yếu để phòng bệnh nghề nghiệp, chẳng hạn như thông báo yếu tố độc hại và huấn luyện công nhân cách thức phòng bệnh do amiăng, bố trí nơi tắm rửa, vệ sinh cá nhân và khử độc sau ca làm việc để tránh tán phát sợi amiăng ra cộng đồngAmiăng nguy hiểm như thế nào?Một trong những chứng bệnh do amiăng gây ra là bệnh bụi phổi. Đây là hiện tượng tổn thương xơ hóa lan tỏa trong nhu mô phổi và thường xuất hiện sau 5 đến 20 năm tiếp xúc với amiăng. Những người có nguy cơ mắc phải bệnh này là người làm trong ngành sản xuất “tôn” amiăng, khoan cắt, đập phá những công trình xây dựng có amiăng, khai thác quặng đá có amiăng, chải sợi, kéo sợi, dệt vải, làm tấm cách nhiệt có amiăng, chế tạo má phanh ôtô, gioăng chống hở có amiăng.Bệnh thường biểu hiện bằng hai triệu chứng chính là đau tức ngực và khó thở rồi tiếp theo là ho kéo dài, thoạt đầu thì ho khan, sau ho kèm theo khạc ra đờm, ho ra máu, cơ thể gầy ốm, suy kiệt rồi tử vong. Nhiễm amiăng còn gây ra những tổn thương ở phổi như tràn dịch màng phổi, dày dính màng phổi, vôi hóa màng phổi dẫn đến xẹp phổi nhưng nguy hiểm nhất vẫn là ung thư phổi, ung thư trung biểu mô…Ông Jeffery Kobza, Quyền Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam cho biết: Mỗi năm trên thế giới có hơn 100.000 người chết và khoảng 1,5 triệu người phải sống chung với các bệnh có liên quan đến amiăng như ung thư phổi, bụi phổi, ung thư biểu mô ác tính, ung thư thanh quản, ung thư buồng trứng. Số liệu này mới chỉ là của các quốc gia có hệ thống thống kê hoàn chỉnh công bố, còn tại những quốc gia đang phát triển, sử dụng amiăng nhiều nhất hiện nay thì vẫn chưa có con số chính thức. Phải cấm sử dụng amiăng Trong lúc xu thế chung của thế giới là không sử dụng hoặc cấm sử dụng amiăng thì hơn 10 năm qua, Việt Nam vẫn là một trong số ít những quốc gia tiêu thụ amiăng nhiều nhất thế giới – dẫn đầu là Trung Quốc, rồi đến Ấn Độ, Nga…, chủ yếu để sản xuất tấm lợp A-C và hầu hết sợi amiăng đều được nhập khẩu từ nước ngoài, bình quân mỗi năm Việt Nam nhập khoảng 65.000 tấn. Năm 2012, Việt Nam nhập gần 79.000 tấn – đứng thứ 6 trên thế giới trong lúc hiện tại, nước ta vẫn chưa có công nghệ, quy trình nào xử lý được chất này, và amiăng vẫn cứ ung dung tồn tại trong môi trường. Một bệnh nhân bị bệnh bụi phổi do nhiễm amiăng.Thế nhưng, có ý kiến từ Hiệp hội tấm lợp Việt Nam cho rằng amiăng trắng vẫn an toàn vì hiện nay, Việt Nam mới chỉ phát hiện 3 trường hợp bị bệnh phổi amiăng. Điều này cũng dễ hiểu vì ngành xây dựng là một trong những khách hàng lớn nhất của tấm lợp A-C, nhưng họ quên đi một điều là thời gian ủ bệnh của các căn bệnh do amiăng gây ra đến khi phát bệnh thường kéo dài vài chục năm, và không có ngưỡng nào được gọi là an toàn khi tiếp xúc với nó.Khi amiăng ở trong dạng kết hợp với vật liệu khác thì nó ít gây độc, nhưng khi nó ở dạng sợi hoặc phát tán vào không khí thì cực kỳ độc hại. Đó là chưa kể việc giám sát sức khỏe cho người lao động chưa liên tục, cũng như chưa có trung tâm đăng ký người lao động làm những ngành nghề có liên quan trực tiếp đến amimăng nên không thể theo dõi được quá trình tiếp xúc, đồng thời ngành y tế Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm chẩn đoán, phát hiện những loại bệnh này bởi lẽ việc chụp X-quang phổi không thể phát hiện ra amiăng – ngoại trừ lúc nó đã gây bệnh bụi phổi hoặc ung thư – còn trong thời gian ủ bệnh thì bác sĩ chủ yếu chỉ nhận diện bệnh qua những triệu chứng, mà những triệu chứng ấy lại dễ nhầm lẫn với một số bệnh phổi khác nếu bác sĩ không quan tâm đến tiền sử nghề nghiệp của bệnh nhân. Từ những vấn đề nêu trên, các chuyên gia tham dự hội nghị đều đồng ý rằng Việt Nam cần xây dựng một lộ trình về việc cấm sử dụng amiăng càng sớm càng tốt. Bên cạnh đó, hội nghị cũng thống nhất việc cần thiết phải tuyên truyền rộng rãi về tác hại của amiăng đối với người sản xuất lẫn tiêu dùng. Với người lao động làm những công việc liên quan trực tiếp đến amiăng, phần lớn họ không có khái niệm về sự độc hại nên họ vẫn thản nhiên chấp nhận những điều kiện như nồng độ bụi cao, trang bị bảo hộ lao động thiếu thốn…Ông Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế khẳng định: “Cần phải tiến hành các nghiên cứu về xử lý các vật liệu thải có chứa amiăng trong cộng đồng để đảm bảo môi trường sống an toàn hơn. Sắp tới, Bộ Y tế sẽ có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ để sớm đưa amiăng vào danh mục hóa chất độc hại của Công ước Rotterdam, tiến tới cấm sử dụng hoàn toàn amiăng tại Việt Nam”V.C.

Chuyên mục: Hỏi Đáp